Bọ cạp là loài động vật không xương sống, chúng có tám chân thuộc lớp động vật hình nhện. Loài Bọ cạp có đặc trưng là ở chiếc đuôi có móc độc.
Đặc điểm của loài Bọ Cạp
– Kích thước: Bọ cạp có kích thước đa dạng, từ vài cm đến hơn 20cm (Bọ Cạp hoàng đế, là một loài ở châu Phi).
Ta có thể chia bọ cạp thành 3 phần:
- Phần đầu ngực (hay còn gọi là đốt thân trước): mắt, miệng, cặp càng và 8 chân.
- Phần bụng: Gồm 5 đốt.
- Đuôi: Nơi chứa tuyến độc và ngòi chích.
– Màu sắc: Bọ cạp thường có màu nâu, vàng hoặc đen.
– Di chuyển: Bọ cạp di chuyển bằng 8 chân.
– Bọ Cạp sống ở nhiều môi trường khác nhau: sa mạc, đồng cỏ, rừng nhiệt đới, khu vực ven biển hay khu dân cư. Bọ Cạp có thể sống được ở nhiều môi trường như vậy vì chúng có khả năng thích nghi cao, có khả năng chịu được nhiều điều kiện khắc nghiệt và chúng có nọc độc để tự vệ và tấn công con mồi.
– Bọ cạp được sinh ra từng con một và bám trên lưng mẹ cho tới khi chúng trải qua ít nhất một kỳ lột xác. Trước kỳ lột xác đầu tiên, bọ cạp con không thể sống sót nếu không phụ thuộc vào mẹ chúng.
Công dụng của bọ cạp
1. Y học:
Bọ Cạp ngâm rượu có tác dụng:
- Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý
- Vỏ ngoài bọ cạp rất tốt cho sự hồi phục của cơ xương khớp.
- Điều trị chứng liệt nửa người do lạnh.
- Người bị đau nhức xương khớp dùng rất tốt.
- Đặc trị các bệnh về thần kinh.
Nọc độc của bọ cạp được sử dụng để điều trị một số bệnh như:
- Đau nhức khớp
- Viêm khớp
Tuy nhiên, việc sử dụng nọc độc bọ cạp cần được thực hiện bởi các chuyên gia y tế.
2. Thực phẩm:
Ở Việt Nam, Thái Lan,… người ta thường chế biến bọ cạp thành các món ăn như: Bọ cạp rang, Bọ cạp chiên, Bọ cạp xào
3. Làm cảnh:
Bọ cạp được nuôi làm cảnh ở một số nơi trên thế giới.
Bọ cạp có vẻ ngoài độc đáo và ấn tượng, thu hút những người yêu thích động vật.
Một số tác hại bọ cạp gây ra
Ngoài loài bọ cạp Hemiscorpius lepturus có nọc độc gây hại tế bào, các loài bọ cạp khác đều có độc làm hủy thần kinh. Chúng dùng nọc độc của mình để giết hoặc làm tê liệt con mồi; động tác này khá nhanh và hiệu quả.
Đa số nọc độc của bọ cạp vô hại đối với con người, tuy nhiên nó có thể gây ra các phản ứng khác như đau, tê cứng hay sưng phồng.
Một vài loài bọ cạp, chủ yếu trong họ Buthidae có thể gây nguy hiểm tới con người.
Những loài bọ cạp nguy hiểm nhất là Leiurus quinquestriatus – có nọc độc mạnh nhất trong họ Buthidae, và các loài trong chi Parabuthus, Tityus, Centruroides, đặc biệt là Androctonus – cũng có nọc độc mạnh. Loài bọ cạp giết người nhiều nhất là Androctonus australis, hoặc loài bọ cạp đuôi béo Bắc Phi. Nọc độc của Androctonus australis chỉ bằng một nửa so với Leiurus quinquestriatus, nhưng người bị nó chích có thể chết.
Bọ cạp thật ra không đủ nọc để giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh.
Nói chung, Bọ cạp là loài côn trùng khá nhút nhát nên chúng chỉ chích khi bắt mồi hoặc tự vệ. Trong trường hợp nguy hiểm, bọ cạp thường bỏ chạy hoặc đứng yên.