Muỗi Aedes, vecto truyền bệnh sốt xuất huyết

Đánh giá bài viết

Muỗi Aedes hay thường được biết đến với tên gọi là muỗi vằn là một loài côn trùng mang virus gây bệnh sốt xuất huyết. Hiện ở Việt Nam, giống muỗi Aedes đã được phát hiện 16 phân giống, 59 loài.

Đặc điểm hình thái muỗi Aedes

Chu kỳ phát triển của muỗi trải qua 4 giai đoạn: Trứng – Bọ gậy – Lăng quăng – Muỗi trưởng thành

  • Trứng Aedes: trứng có hình bầu dục, một đầu rộng, một đầu hẹp và không có phao nổi. Muỗi đẻ trứng trên thành những dụng cụ chứa nước chứ không trực tiếp đẻ vào nước. Mỗi con muỗi cái đẻ từ 60 -100 trứng / lần, trứng có màu đen. Ở điều kiện khí hậu ấm áp, mất từ 2-3 ngày để trứng phát triển thành bọ gậy.
  • Bọ gậy Aedes: cơ thể bọ gậy được chia làm 3 phần là đầu, ngực và bụng. Đặc điểm đặc trưng của bọ gậy Aedes là có một chùm lông nằm ở giữa ống thở. Mất 4-7 ngày để bọ gậy phát triển thành lăng quăng.
Bọ gậy Aedes
Bọ gậy Aedes
  • Lăng quăng Aedes: cơ thể chia làm 2 phần: đầu ngực và bụng, ở hai bên đầu có một đôi mắt kép lớn và phía sau mắt kép là 5 mắt đơn. Phía trước mắt kép là gốc râu. Thời gian để lăng quăng phát triển thành muỗi trưởng thành là từ 1-3 ngày.
  • Muỗi Aedes trưởng thành: độ dài sải cánh vào khoảng 4.5-5mm. Muỗi thường có màu đen điểm nhiều vẩy ánh bạc. Tuổi thọ trung bình của muỗi dựa theo giới tính, muỗi cái có thể sống khoảng hai tháng trong điều kiện môi trường bình thường và sinh sản từ 6 đến 8 lần trong suốt vòng đời của chúng, ngược lại thì muỗi đực có vòng đời ngắn hơn khoảng 10-15 ngày sau khi giao phối và chúng chủ yếu ăn nhựa cây để duy trì sự sống.

Đặc điểm sinh học muỗi Aedes

Muỗi trưởng thành đẻ trứng thành bè, nếu điều kiện thuận lợi trứng sẽ nở thành bọ gậy sau 2-5 ngày, còn trong điều kiện khô hạn thì trứng có thể tồn tại trên 6 tháng. Nhiệt độ lý tưởng để muỗi phát triển tốt là 28oC.

Muỗi trường thành hút máu vào bàn ngày (6-8 giờ sáng và 16-18 giờ chiều). Chúng hút cả máu người lẫn máu động vật (chó, mèo, lợn, gà)

Chúng thường tạo ổ chứa lăng quăng ở các chậu cây đọng nước, đống rác, vỏ xe, vật liệu xây dựng, máng nước,…

Muỗi vằn
Muỗi Aedes (muỗi vằn)

Một số biện pháp phòng chống muỗi vằn

Biện pháp sinh học: không để nước đọng trong các vật dụng chứa nước để tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, vệ sinh trong nhà và môi trường xung quanh, đậy kín các vật dụng chứa nước. Đối với khay nước tủ lạnh ta có thể cho muối hoặc dầu ăn để ngăn bọ gậy. Sử dụng mùng (màn) khi đi ngủ, mặc quần áo dài tay nếu có thể, dùng vợt muỗi,…

Biện pháp hóa học: sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi ở những nơi nước đọng, tẩm mùng (màn), sử dụng các loại bình xịt muỗi,… Chỉ nên phun hóa chất khi có dịch xảy ra, hoặc nhà có rất nhiều muỗi.Thuốc diệt muỗi

Dịch vụ diệt mối mọt kiến gián

Côn trùng