Mối đất là một loài côn trùng thuộc họ Isoptera, chúng sinh sống theo bầy đàn và phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Loài mối này gây ra nhiều thiệt hại cho các công trình xây dựng và các đồ dùng bằng gỗ, mây, tre, nứa,… của con người.
Đặc điểm của con mối đất
- Mối đất có kích thước dao động từ 5-10mm, có màu trắng ngà, phần đầu màu nâu.
- Chúng sống thành bầy đàn và xây dựng tổ dưới mặt đất. Tổ mối có thể chứa hàng triệu cá thể.
- Thức ăn chủ yếu là cellulose có trong gỗ, mây, tre, nứa và một số vật liệu có nguồn gốc từ thực vật.
- Mối đất di chuyển bằng cách đào đường hầm trong đất và xây dựng các “đường mui” để bảo vệ bản thân khỏi các loài thiên địch và môi trường khắc nghiệt.
Loài mối đất trải qua 3 giai đoạn chính trong vòng đời của mình:
1. Giai đoạn trứng:
- Mối chúa đẻ trứng liên tục, mỗi ngày có thể đẻ tới hàng nghìn trứng.
- Trứng mối có màu trắng sữa, hình bầu dục, kích thước khoảng 1mm.
- Sau 2-3 ngày, trứng nở thành mối non.
2. Giai đoạn ấu trùng:
- Ấu trùng mối có màu trắng sữa, cơ thể mềm mại và không có cánh.
- Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác để phát triển.
3. Giai đoạn trưởng thành:
- Ấu trùng phát triển thành 3 nhóm chính: mối lính, mối thợ và mối cánh (mối vua/mối chúa tương lai)
- Mỗi nhóm mối có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt trong tổ.
- Mối thợ là nhóm có số lượng đông đảo nhất, chúng có nhiệm vụ kiếm ăn, chăm sóc ấu trùng và xây dựng tổ.
- Mối lính có nhiệm vụ bảo vệ tổ khỏi kẻ thù, và bảo vệ mối thợ khi chúng kiếm ăn.
- Mối vua và mối chúa có nhiệm vụ sinh sản để duy trì đàn mối.
- Mối cánh là những cặp mối vua – mối chúa tương lai. Khi mùa mưa đến, chúng tách đàn bay khỏi tổ để hình thành lên những tổ mối mới.
- Mối trưởng thành có thể sống từ 1 đến 5 năm.
Con mối có lợi ích gì?
- Loài mối được sử dụng như một loại gia vị trong bữa ăn của người Makiritare ở tỉnh Alto Orinoco của Venezuela.
- Chúng cũng được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, chẳng hạn như cúm, hen suyễn, viêm phế quản,…
- Đối với thiên nhiên: mối góp phần dọn sạch các loại lá cây rụng, thân cây chết,… giúp các cây khác phát triển tốt hơn.
- Các đường mui, tổ của mối đất vô tình trở thành đường dẫn nước từ nơi này đến nới khác, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển,…
Tác hại của loài mối đối với đồ gỗ và công trình xây dựng.
- Chất cellulose có trong gỗ, mây, tre, nứa,… là thức ăn ưa thích của loài mối. Như sàn gỗ, cửa gỗ, tủ kệ bằng gỗ,… nếu không được diệt mối kịp thời thì chúng sẽ bị mối ăn mất hết công năng và bạn sẽ phải thay thế bằng đồ mới.
- Loài mối gây thiệt hại rất lớn cho các công trình xây dựng, sức ăn của chúng có thể phá hoại nhà cửa, đê điều, tàu thuyền,… và cả những giấy tờ có giá trị, tài liệu quý hiếm,…
- Tại Ấn Độ, ước tính hàng năm giá trị số cây cối bị mối gây hại lên tới 280 triệu rupi.
Cách diệt mối đất hiệu quả
Bạn có thể diệt mối đất bằng phương pháp phun thuốc diệt mối chuyên dụng để xử lý số mối đang ăn đồ gỗ cũng như ngăn ngừa các loài mối khác xông nhà. Vì xung quanh khu vực bạn sinh sống không chỉ có duy nhất 1 tổ mối hay 1 loài mối.
Hiện nay có rất nhiều thuốc diệt mối đất chuyên dụng trên thị trường, bạn có thể tự diệt mối đất theo hướng dẫn hoặc thuê các dịch vụ diệt mối chuyên nghiệp.