Tìm hiểu về loài ruồi nhặng

Đánh giá bài viết

Tại Việt Nam đã xác định được 172 loài ruồi nhặng trong các khu dân cư, trong đó có 72 loài ruồi gần nhà. Loài ruồi không chỉ gây khó chịu mà chúng còn là vật còn là trung gian truyền nhiều mầm bệnh từ những nơi ô nhiễm cho con người.

Quá trình phát triển của loài ruồi nhặng

Loài ruồi nhặng
Vòng đời của loài ruồi

Vòng đời phát triển của loài ruồi nhặng trải qua 4 giai đoạn: trứng – ấu trùng – nhộng – con trưởng thành;

  • Ruồi hay đẻ trứng tại các bãi rác, phân hoặc các chất hữu cơ ẩm ướt trong tình trạng phân hủy. Sau khoảng từ 8 – 48 tiếng, trứng nở thành ấu trùng (còn gọi là dòi)
  • Ấu trùng lột xác 2 lần, trải qua ba tuổi, khi đó chúng ngừng ăn và tìm nơi đất xốp để chui xuống phát triển thành nhộng.
  • Nhộng ruồi không ăn, không hoạt động, sau 3 ngày cho đến 4 tuần (tùy vào điều kiện môi trường) nhộng nở ra ruồi trưởng thành và chui lên khỏi mặt đất.
  • Ruồi sau khi nở được 2 tiếng là có thể tự bay đi kiếm ăn, chúng thường tìm đến những nơi có tinh bột, đường,…
  • Ruồi sau khi nở được 2 ngày là có thể giao phối và sau 2-3 ngày là có thể đẻ từ 100-150 trứng mỗi lần đẻ.

Thức ăn của ruồi nhặng rất đa dạng, gồm thực phẩm và chất thải của con người, động vật, đặc biệt là các chất thải có mang mầm bệnh truyền nhiễm như đờm, dãi, chất nôn, phân, máu, tổ chức hoại tử…

Một ngày ruồi cần ăn 2 – 3 lần, nếu thiếu nước uống thì chúng chỉ sống được 48 giờ.

Ruồi chủ yếu kiếm ăn vào ban ngày, ban đêm ruồi thường đậu nghỉ nơi khuất gió như sàn nhà, trần nhà, tường nhà, bờ rào, dây phơi, dây điện, thảm cỏ, bụi cây thấp…

Loài ruồi nhặng
Nguồn thức ăn của loài ruồi nhặng

Vai trò gây bệnh, gây hại của loài ruồi nhặng

Trong quá trình ăn, ruồi vừa nôn và vừa thải ra phân. Chất chất nôn/phân của chúng có thể chứa nhiều mầm bệnh và ngoài ra, còn có những mầm bệnh bám trên cơ thể ruồi và được chúng vận chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.

Loài ruồi nhặng là vật trung gian truyền một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, thương hàn và các bệnh giun sán, nấm… Ruồi nhặng chỉ hoạt động vào ban ngày, nhưng khả năng bay xa từ 2-10 km.

Loài ruồi nhặng
Loài ruồi nhặng

Biện pháp phòng chống

Hiện nay có 2 biện pháp chính để phòng chống ruồi nhặng:

Biện pháp phòng ngừa: vệ sinh môi trường sống nhằm mất hoặc hạn chế các sinh cảnh ấu trùng ruồi nhặng (ổ đẻ của ruồi nhặng); phát quang bụi rậm, san lấp vũng nước đọng, thu gom, xử lý rác thải, loại trừ các nguồn nhiễm bẩn và ngăn cản ruồi nhặng tiếp xúc với thức ăn, vật dụng và bản thân con người,…

Biện pháp diệt:

  • Dùng bẫy ruồi như: một số biện pháp dân gian như: sử dụng bịch nilon đựng nước, sử dụng chai nước bôi mật ở miệng là phương tiện diệt ruồi đã từng được tuyên truyền rộng rãi, song hiệu quả không cao. Sử dụng bẫy thuỷ tinh, bẩy dính và bẫy lồng là phương tiện đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả.
  • Biện pháp vật lý dùng bẫy đèn với nguồn sáng thích hợp dẫn dụ và diệt ruồi bằng điện thế cao;
  • Dùng các biện pháp hoá học: Chất vô cơ (vôi bột…), chất hữu cơ cổ điển (dầu hỏa, dầu diezen…), lân hữu cơ (Malathion, Dipterex…), carbamat (Propoxur, Sevin…), thuốc tổng hợp Pyrethroid có nguồn gốc thảo mộc (Permethrine, Allethrine, Tetramethrine…).

Dịch vụ diệt mối mọt kiến gián

Côn trùng