Chúng ta đã nghe nhiều đến những thiệt hại mà loài mối gây ra cho các công trình xây dựng, đồ gỗ nội thất, quần áo, các loại giấy tờ có giá trị,… Nhưng không phải ai cũng biết con mối có hình dạng thế nào, dưới đây là một số hình ảnh con mối cho mọi người tham khảo.
Đặc điểm của con mối
Ngoại hình:
- Kích thước: Mối trưởng thành có kích thước rất nhỏ, thường chỉ vài mm. Mối chúa có kích thước lớn nhất, có thể dài tới 10cm (tùy vào từng loài mối).
- Màu sắc: Màu sắc của mối thường có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, một số loài có màu nâu sẫm.
- Hình dạng: Cơ thể mối chia thành 3 phần: đầu, ngực và bụng.
- Cánh: Mối sinh sản có cánh (chúng là mối vua và mối chúa tương lai, thường xuất hiện vào mùa mưa để xây dựng tổ mối mới), còn mối thợ và mối lính không có cánh.
Phân loại:
Trong một đàn mối, có 4 loại cá thể chính:
- Mối chúa: là con cái duy nhất có khả năng sinh sản, có kích thước lớn nhất trong đàn.
- Mối vua: Có vai trò giao với với mối chúa
- Mối thợ: có nhiệm vụ xây tổ, kiếm ăn và chăm sóc các cá thể khác trong đàn.
- Mối lính: Có đầu to, hàm khoẻ, nhiệm vụ bảo vệ tổ.
Hình ảnh con mối
Dưới dây là hình ảnh con mối bạn có thể tham khảo.
Tổ mối hình thành như thế nào?
Hàng năm vào mùa mua, hàng trăm đôi mối cánh đực và mối cánh cái (mối vua và mối chúa tương lai) bay ra ngoài môi trường tự nhiên. Chúng chui rúc vào các khe kẽ và bắt cặp với nhau rồi bắt đầu sinh sản => tổ mối mới bắt đầu hình thành..
Vai trò gây hại của loài mối
- Thức ăn ưa thích của mối là chất cellulose của gỗ, tre, nứa,…
- Mối là côn trùng gây hại với các công trình xây dựng, đố gỗ nội thất, các giấy tờ quan trọng và có giá trị,…
- Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại cả nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống,…
- Tại Ấn Độ, ước tính hàng năm trị giá số cây cối bị mối làm hại tới 280 triệu rupi.
Tuy nhiên, ở môi trường tự nhiên mối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái.
Biện pháp phòng chống mối
Việc phòng ngừa mối rất quan trọng nếu như bạn sử dụng nhiều đồ gỗ nội thất trong công trình xây dựng hoặc các kho chứa văn phòng phẩm vì đây là nguồn thức ăn của loài mối. Hiện nay có hai phương pháp thường được sử dụng là:
- Diệt mối bằng phương pháp hóa sinh hay còn gọi tên khác là diệt mối tận gốc
- Phòng chống mối bằng phương pháp phun xử lý trực tiếp.