Con mối chúa có vai trò gì trong tổ mối?

Đánh giá bài viết

Trên thế giới có 2.700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà và mối đất cánh đen. Ở Việt Nam có khoảng 140 loài mối, mối là một loài côn trùng xã hội đa hình thái.

Do sự chuyển hóa về chức năng, mối phân hóa thành các dạng khác nhau về hình dạng và cấu tạo cơ thể: con mối vua, con mối chúa, con mối cánh, con mối thợ trong cùng một đàn.

Tìm hiểu về con mối chúa

  • Con mối chúa bắt đầu từ một con mối cánh cái. Nó cùng với nhiều con cái và con đực khác, bay ra khỏi tổ, đó là sự chia đàn.
  • Nó hạ cánh ở một nơi nào đó, hai cánh bị rụng và kết đôi với một con đực. Sau khi làm tổ 10 ngày thì mối chúa bắt đầu đẻ trứng. Như vậy đã tạo ra được một “tập đoàn” mới.
  • Con mối chúa trưởng thành có đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12-15cm), chúng có bộ phận sinh dục phát triển và là một cỗ máy đẻ thật sự.
  • Chúng có thể sống đến 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm khi bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày chúng có thể đẻ 8.000-10.000 trứng.
  • Trong một tổ mối có thể có nhiều con mối chúa nên sức sinh sản của một đàn mối cực kỳ lớn. Một số loài có khả năng duy trì tuổi thọ của đàn tới gần 100 năm.
Mối chúa
Con mối chúa

Đặc điểm phân bố

Cũng như các nhóm côn trùng khác, mối phân bố khắp nơi trên trái đất. Tuy nhiên, số lượng và thành phần loài mối khác nhau ở các vùng địa lý, khí hậu khác nhau, từng lãnh thổ khác nhau, từng độ cao và sinh cảnh khác nhau.

Mối thường sống thành những tập đoàn lớn, một số xây tổ ở rất cao. Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10m và rất chắc chắn, tựa như pháo đài vậy.

Mối chúa và mối vua sống ở trung tâm của tổ.

Với điều kiện khí hậu ở Việt nam, đây là môi trường lý tưởng để loài mối sinh trưởng và phát triển.

Vai trò gây bệnh, gây hại

  • Loài mối là côn trùng gây hại với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người.
  • Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại cả nhà cửa đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống,… thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá,…
  • Mối thích ăn chất cellulose của gỗ, tre, nứa,…
  • Tại Ấn Độ, ước tính hàng năm trị giá số cây cối bị mối làm hại tới 280 triệu rupi.

Biện pháp phòng chống mối

Hiện nay có hai phương pháp phòng chống mối được ứng dụng phổ biến là phương pháp hóa sinh (diệt mối tận gốc) và phun thuốc xử lý trực tiếp. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.

Để tìm hiểu phương pháp nào tối ưu nhất bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định.

Dịch vụ diệt mối mọt kiến gián

Côn trùng