Trên thế giới có khoảng 400 loài muỗi anopheles, trong đó có khoảng 70 loài đốt máu người và có thể truyền sốt rét cho người.
Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của muỗi anopheles
Muỗi anopheles là côn trùng biến thái hoàn toàn, vòng đời của chúng trải qua 4 giai đoạn: Trứng – Bọ gậy – Lăng Quăng – Muỗi trưởng thành.
Cơ chế truyền bệnh sốt rét của muỗi theo con đường sinh học:
- Muỗi hút máu người mang ký sinh trùng sốt rét (có giao bào đực và giao bào cái sẽ kết hợp với nhau trong ruột giữa của muỗi tạo thành hợp tử).
- Hợp tử bám vào thành ruột phát triển kích thước tạo thành mang bào, bằng cách phân chia tăng số lượng tế bào rồi các tế bào này phát triển thành thoa trùng.
- Thoa trùng có hình lưỡi niềm di chuyển đến tuyến nước bọt chờ khi muỗi đi đốt máu người khác sẽ theo nước bọt vào máu qua vết đốt và tiếp tục phát triển trong cơ thể người.
Sự phân bố của muỗi anopheles
- Loài muỗi này phân bố rộng khắp thế giới, sự phân bố của muỗi phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên và xã hội.
- Ở Việt Nam đã xác định có 3 vecto sốt rét chính là an,minimus, an.dirus, an.epiroticus
Vai trò gây bệnh, gây hại
Bệnh sốt rét hàng năm đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người. Sự lan truyền sốt rét là tác hại lớn nhất do muỗi anopheles gây ra, đạc biệt ở các vùng nhiệt đới như châu Phi, châu Á, châu Mỹ.
Biện pháp phòng chống
- Biện pháp vật lý: xua đuổi muỗi bằng ta, quạt, cành lá, hun khói, đóng kín cửa ngăn muỗi vào nhà, mặc quần áo dài chống muỗi đốt, lắp lưới chống muỗi,… Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để trôi bọ gậy, đổ dầu trên mặt cống rãnh cho bọ gậy không thở được, nuôi cá bảy màu,…
- Biện pháp hóa học: Phun tồn lưu trong nhà ở, tẩm màn, tẩm rèm, kem xua, hương xua, bình xịt,… Sử dụng một số hóa chất không độc với môi trường để diệt bọ gậy như mono molecular film.