Tìm hiểu về loài kiến

Đánh giá bài viết

Hiện nay trên thế giới đã phát hiện hơn 12.000 loài kiến, riêng Việt Nam đã phát hiện khoảng 400 loài. Kiến là côn trùng có tính xã hội, có khả năng sống thành tập đoàn lớn, hàng triệu con.

Loài kiến tồn tại cách đây khoảng 110-130 triệu năm trước. Qua hàng triệu năm tiến hóa, chúng đã hình thành lên một tổ chức xã hội cao.

Đặc điểm hình thái

  • Mỗi loài kiến có kích thước khác nhau, thay đổi từ 0.75mm đến 52mm, loài lớn nhất là hóa thạch Titanomyrma giganteum.
Untitled
Kiến Titanomyrma gigantea – Nguồn: antwiki
  • Kiến chúa có chiều đài 6cm với sải cánh 15cm. Kiến có nhiều màu sắc khác nhau, hầu hết chúng có màu đỏ hoặc đen, nhưng một vài loài có màu lục và các loài ở vùng nhiệt đới có ánh kim loại.
  • Thân của chúng có vỏ cứng, có 3 phần: đầu, ngực, bụng.
  • Chúng có đôi râu có thể vươn về phía trước để dò một đồ vật, nếu mất râu kiến không biết lối về tổ.
Kien 1
Kiến đen và kiến đỏ

Đặc điểm sinh học, sinh thái

  • Vòng đời phát triển của kiến gồm: trứng – ấu trùng – nhộng – kiến trưởng thành.
  • Hầu hết kiến đều không có cánh, khi chúng sống trong tổ trong thời gian dài và được che chở, nơi này sẽ tạo ra cánh cho chúng.
  • Trong một khoảng thời gian ngắn mỗi năm, thường là vào mùa ấm áp hay oi bức, kiến sẽ bay ra khỏi tổ. Đó chính là những con đực và con cái đang phối giống.
  • Khi phối giống xong, kiến đực sẽ chết, kiến thợ sẽ giữ vai trò bảo vệ tổ kiến. Chúng tăng trưởng rất nhanh và giúp bảo vệ tổ bằng cách tiêm, cắn axit vào kẻ thủ. Một số loài dùng răng để đuổi các con kiến khách khỏi tổ của mình.
  • Các con kiến cái thường đẻ trứng ngay. Khi mới bắt đầu, mỗi ngày kiến cái sẽ đẻ một trứng.
  • Tổ kiến thường có khoảng 100.000 con kiến trong một đàn, nhưng tất cả chúng đều chỉ có một mẹ. Những con kiến mà chúng ta thường thấy là kiến thợ. Công việc của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, xây tổ, canh gác,…
  • Kiến ăn nhiều loại thức ăn. Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm,… nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt và mật.

Mặt lợi và hại của loài kiến

1. Lợi ích

  • Ở một số bộ lạc ở châu Phi, người ta dùng kiến như một phương thuốc làm lành vết thương. Khi các chiến binh bị thương, họ chỉ cần nhặt một vài con kiến thuộc đàn kiến quân đội có kích thước lớn và để chúng cắn ở hai bên vết thương, sau đó bỏ phần thân kiến mà chỉ giữ lại phần đầu kiến trên vết thương.
Loài kiến quân đội
Loài kiến quân đội – Nguồn: wikipedia
  • Một số loài kiến được dùng làm dược liệu.
  • Đã từ lâu, con người đã thấy kiến có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, chúng góp phần không nhỏ vào việc thụ phấn cho cây, tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường sống.
  • Kiến cũng là một loại thực phẩm dùng để chế biến các món ăn như: bánh trứng kiến, canh trứng kiến, nộm trứng kiến,… được nhiều người ưa thích.
  • Loài kiến gai đen có chứa 42-47% chất đạm, hơn 30 loại acid và 32 nguyên tố vi lượng. Ngoài ra kiến gai đen còn chứa hàm lượng vitamin như A, D, E, B1, B12, B2, trong đó có 8 loại acid amin thiết yếu mà có những loại con người không thể tự tổng hợp được.
Loài kiến gai đen
Loài kiến gai đen – Nguồn: wikipedia

2. Tác hại

  • Loài kiến điên hung hãn và đáng sợ, chúng luôn đi thành đàn với số lượng khủng khiếp. Chúng cắn và phá hủy mọi thứ nếu muốn như máy tính, thiết bị điện tử, thậm chí là xe máy và ô tô
Loài kiến điên
Loài kiến điên – Nguồn: wikipedia
  • Tùy theo “tâm trạng” và hoàn cảnh, chúng có thể tiêu diệt kiến bản địa hoặc buộc kiến bản địa phải chạy trốn.
  • Người và vật nuôi đều không nên bước ra sân tại thời điểm kiến điên đi qua, vì chỉ trong vài phút, cơ thể bạn sẽ bị hàng trăm con kiến bò lên và cắn.
  • Các biện pháp đuổi kiến hoặc kiểm soát kiến thông thường đều không có tác dụng với loài kiến này, thậm chí còn làm chúng điên hơn.

Dịch vụ diệt mối mọt kiến gián

Côn trùng