Bọ xít hút máu thuộc lớp côn trùng, ngành chân đốt. Ở Việt nam từ năm 1997-2004 đã phát hiện được 4 loài giống Triatoma Laporte.
Đặc điểm của bọ xít hút máu
- Bọ xít hút máu dẹp theo hướng lưng bụng, kích thước và màu sắc khác nhau tùy theo giống và loài. Bọ thuộc giống Triatoma thì con trưởng thành có chiều dài 6-7mm.
- Cơ thể chúng chia làm 3 phần: đầu – lưng – bụng.
- Vòng đời của bọ xít trải qua 3 giai đoạn: trứng – thiếu trùng – bọ xít trưởng thành
- Cả con đực và con cái đều hút máu, đa phần bọ xít hút máu đều ký sinh trên thú hoang dại, số ít ký sinh hút máu gia súc và người.
- Thiếu trùng bọ xít và con trưởng thành sống ở kẽ đất, khe tường, đêm đến chúng rời nơi trú ẩn tìm mồi hút máu. Chúng có thể chích mọi vị trí trên cơ thể, nhất là nơi để trần như tay, chân, mặt.
- Ở Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc, loài bọ xít Triatoma Rubrofasciata xuất hiện quanh năm, nhiều nhất vào mùa hè. Chúng có thể bay đến tầng thứ 6 của tòa nhà (tương đương độ cao 18-20m từ mặt đất). Chúng thường bay vào qua cửa sổ, cửa ra vào và những ô cửa thông gió.
- Bọ xít thường làm tổ ở những đống củi gỗ, hay gỗ xẻ nhỏ xếp thành đống có khối lượng lớn hơn 0.5m³ và xếp cố định trong thời gian hơn 6 tháng và có tổ chuột ở đó.
- Gác xép nhà trọ làm bằng gỗ cũng là nơi làm tổ của bọ xít. Ngoài ra, còn thấy tổ bọ xít trong khe nứt của tường gạch nhà cấp bốn, nơi thường nhốt chó.
Vai trò gây bệnh, gây hại
- Bọ xít đốt và gây ngứa rát, đau buốt, nổi sần tại chỗ đốt. Hiện tượng sưng, ngứa tại vết đốt là phổ biến (99.35%) và kéo dài từ 2-5 ngày. Hiện tượng sưng ngứa và có sốt là (4.54%) kéo dài trong vài ngày.
- Bọ xít hút máu truyền bệnh Chagas, loại bệnh này thường xuất hiện ở Trung và Nam Mỹ. Vật chứa mầm bệnh là một số gia súc, động vật hoang dại như chuột. Mầm bệnh được bọ xít truyền qua người khi hút máu hoặc nhiễm qua khi phân bọ xít tiếp xúc với với thương trên da.
- Biểu hiện của bệnh là sốt cao, tiêu chảy và triệu chứng thần kinh. Sau cơn cấp tính, bệnh có thể diễn biến dưới hình thức mãn tính sau 6-10 năm với biểu hiện thường thấy là tim to.
Biện pháp phòng chống bọ xít hút màu
- Để phòng, chống bọ xít chúng ta nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, gầm giường, phòng ngủ, mở cửa cho ánh nắng chiếu vào.
- Nếu phát hiện trong nhà có bọ xít thì nên tìm diệt chúng bằng cách dọn dẹp nhà cửa, gầm giường, dưới nệm hoặc ban đêm tắt đèn và dùng đèn pin soi tìm diệt bọ xít và trứng bọ xít.
- Ở vùng đã phát hiện bọ xít thì khi ngủ nên mắc và dắt màn cẩn thận để bọ xít không thể chui vào đốt người.
- Sử dụng hóa chất côn trùng thuộc nhóm Pyrethroid phun xung quanh nhà và trong nhà. Để diệt tận gốc, cần thu gom trứng ấu trùng cho vào túi và dốt.