Kiến gai đen có tên khoa học là Polyrhachis Smith. Ở nước ta, loài kiến này phân bố ở các vùng rừng núi, trung du (Thanh Ba – Phú Thọ, Nga Sơn – Thanh Hóa, Lào Cai).
Đặc điểm của Kiến gai đen
- Kiến gai đen có kích thước khoảng 8-10mm, chúng có màu đen hay nâu đậm; chúng không cắn, chích.
- Chúng là loài ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm:
- Sâu bọ nhỏ
- Mật hoa
- Chất ngọt từ trái cây
- Côn trùng chết
- Chúng ăn giun, một số sản phẩm từ bột ngô, cám gạo, thực phẩm thừa.
- Khi kiếm ăn, chúng thường đi theo đoàn dài, di chuyển trên các cành cây và mặt đất.
- Chúng sử dụng pheromone để đánh dấu đường đi và liên lạc với nhau.
- Chúng có khả năng bảo vệ tổ rất hiệu quả.
- Khi bị tấn công, chúng sẽ phun axit formic để chống trả kẻ thù.
- Chúng còn có khả năng hợp tác với nhau để tấn công kẻ thù.
- Chúng có thể sống trên các loại cây như luồng, tre, xoan, trẩu…
Giá trị dinh dưỡng của Kiến gai đen
- Loài kiến này có chứa 42-47% chất đạm, hơn 30 loại axit và 32 nguyên tố vi lượng.
- Ngoài ra chúng còn chứa hàm lượng vitamin như A, D, E, B1, B12, B2, trong đó có 8 loại acid amin thiết yếu mà có những loại con người không thể tự tổng hợp được.
- Trứng kiến gai đen có tác dụng kỳ diệu giúp ngủ ngon, chống trầm cảm và chữa mọi bệnh về thần kinh, tăng cường sinh lực cho cơ thể, giảm căng thẳng và có tác dụng hỗ trợ tốt cho chứng suy giảm chức năng sinh lý và giảm trí nhớ.
- Được biết, ở Trung Quốc đã phát triển trứng kiến gai đen thành một ngành công nghiệp dinh dưỡng. Kiến và trứng kiến gai đen được bán như một thương phẩm với giá khá đắt, 200g kiến đen khô có giá 500 Nhân dân tệ, 1 kg trứng kiến bán tới 5.000 USD.
- Ở Việt Nam có rất nhiều vùng vẫn sử dụng món trứng kiến như: bánh trứng kiến, xôi trứng kiến, canh trứng kiến, nộm trứng kiến xào, làm gỏi hoặc nấu canh chua lá giang ăn với cơm trắng… Những món ăn dân dã khoái khẩu ấy cũng ít ai ngờ lại vừa là thực phẩm bổ dưỡng, vừa là thuốc chữa bệnh hiệu quả.