Mối nguy hại từ gián Đức và biện pháp phòng tránh

Đánh giá bài viết

Gián thuộc lớp côn trùng, trên hành tinh này có khoảng 3500 loài gián nhưng chỉ có khoảng 30 loài đã thích nghi để sống xung quanh con người. Gián Đức nằm trong số 30 loài này.

Đặc điểm hình thái của gián Đức

  • Gián Đức có chiều dài cơ thể từ 10-15mm và có màu nâu vàng sáng.
  • Chúng có đôi cánh ôm kín lưng nhưng ít khi bay và bò rất nhanh.
  • Loài gián này thích sống ở nơi cao ráo như trong kho tạp hóa, tàu bè, chạn tủ,…

Đặc điểm sinh học

Gián phát triển qua ba giai đoạn: Trứng – thiếu trùng – trưởng thành

Gián cái đẻ trứng kết dính thành ổ có hình quả đậu gọi là ootheca. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường mà trứng gián sẽ nở sau 1-3 tháng.

Gián Đức cái thường mang ổ trứng theo mình cho đến khi chúng gần nở thành gián con. Ổ trứng có màu vàng sáng, dài 7-9mm và có khoảng 40 trứng.

Gián con hay còn gọi là thiếu trùng thường không có cánh và kích thước chỉ dài vài mm. Gián con lớn lên bằng cách lột xác, sau khoảng vài tháng đến 1 năm chúng phát triển và trở thành gián trưởng thành.

Gián Đức
Gián Đức

Gián thuộc loài ăn tạp và rất phàm ăn, chúng ăn tất cả các loại thực phẩm hàng này của con người. Chúng ăn cả xác lột của chính nó, móng chân người, máu, gián chết, bìa carton, sách, quần áo,…

Loài gián thường tập trung nhiều ở các khu dân cư, nơi có nguồn thức ăn dồi dào. Chúng sống theo bầy đàn và hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Khi đêm đến, chúng sẽ tìm thức ăn trong các căn bếp, trong chạn, thùng rác, cống rãnh,…

Vai trò gây bệnh, gây hại

Gián là loài côn trùng gây hại cho sức khỏe và vật dụng của con người. Các chất tiết, dịch từ miệng gián và các tuyến trên cơ thể có mùi đọng lại rất lâu và rất khó chịu ở những nơi chúng đi qua.

Trên cơ thể con gián chúng ta có thể tìm thấy các sinh vật gây bệnh như bacteria, đơn bào và virus. Các dạng khác của chất gây viêm dạ dày (chất độc hại, bệnh lỵ, ỉa chảy và các bệnh khác) chủ yếu do gián Đức lan truyền. Các sinh vật gây bệnh đó bám trên chân và cơ thể con gián, nên những loại vật dụng hay thức ăn mà gián đậu vào sẽ bị nhiễm mầm bệnh. Ngoài ra, phân và da của gián có thể chứa mốt số chất gây dị ứng; đối với những người có hệ miễn dịch kém sẽ dễ mắc các triệu chứng như xuất hiện mụn nhọt trên da, chảy nước mắt, sổ mũi, nghẹt mũi và hen suyễn.

Chúng không phải là vật gây bệnh, nhưng cũng như ruồi, chúng giữ và phát tán mầm bệnh. Chúng có thể là vật mang mầm bệnh đường phong, dịch hạch, thương hàn, virus như bệnh bại liệt, trứng giun sán.

Một nghiên cứu của Fakoorziba, MR và cộng sự tại Nhật Bản (2010) đã cho thấy gián Đức là vecto tiềm năng của các vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong nhiễm khuẩn bệnh viện. Ít nhất 25 loài khác nhau mang vi khuẩn y tế quan trọng được phân lập xác định.

Biện pháp phòng chống gián

  • Một trong những cách phòng chống gian đơn giản nhất là giữ gìn vệ sinh trong và ngoài nhà, không để tồn đọng các thức ăn thừa ở bồn rửa chén, đậy kín tủ đựng chén bát, nắp thùng rác, nắp cống thoát nước,…
  • Ngoài ra bạn có thể sử dụng các bình xịt gián, tuy nhiên nếu lượng gián trong nhà quá nhiều thì bạn có thể thuê dịch vụ phòng chống gián.

Dịch vụ diệt mối mọt kiến gián

Côn trùng